Đèn LED ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Vậy trước khi quyết định mua đèn LED thì bạn cần quan tâm các thông số sau đây để chọn được đèn LED phù hợp cho nhu cầu của mình
1 - Quang thông
Là đại lượng cho biết mức độ sáng của đèn LED, đơn vị là lumen (lm). Bóng đèn có quang thông càng cao thì bóng đèn đó càng sáng
2 - Công suất
Là đại lượng cho biết mức độ tiêu thụ điện của đèn LED, đơn vị là Watt (W).
3 - Hiệu suất phát sáng
Là tỉ số giữa Quang thông (lm) và Công suất (W), đơn vị là lm/W, chỉ số này càng cao thì đèn LED đấy càng tiết kiệm điện
4 - Hoàn màu (CRI)
Chỉ khả năng tái tạo lại màu sắc ánh sáng (dựa theo tiêu chuẩn là ánh sáng Mặt Trời), đơn vị là Ra, lấy ánh sáng Mặt Trời làm tiêu chuẩn (CRI =100 Ra) thì đèn LED có chỉ số CRI càng cao thì màu sắc của vật thể được chiếu sáng càng trung thực.
5 - Nhiệt độ màu (CCT)
Nhiệt độ màu ảnh hưởng đến không gian chiếu sáng
Màu ấm: tạo môi trường ấm cúng, dễ chịu
Màu trung tính: tạo môi trường cho tập trung làm việc
Màu trắng lạnh: tỉnh táo, sáng tạo
6 - Tuổi thọ đèn LED
Đèn LED là tập hợp của rất nhiều bộ phần cấu thành nên nó, tuổi thọ của đèn LED là tuổi thọ của cả bộ đèn, chứ không phải là tuổi thọ của chip LED (nhiều hãng công bố theo tuổi thọ chip LED).
Hiện nay không có một tiêu chuẩn nào tạo ra để đánh giá tuổi thọ đèn LED, thay vào đó chúng ta có khái niệm Tuổi thọ ánh sáng đèn LED (hay còn gọi là bảo trì quang thông).
Hiện nay có các tiêu chuẩn về tuổi thọ ánh sáng như L70B50, L80B50,...
L70B50 được hiểu là: có ít nhất 50% số đèn (đem đi kiểm tra) còn giữ được ít nhất 70% độ sáng so với độ sáng ban đầu của đèn sau x(giờ) chiếu sáng mà nhà sản xuất (NSX) công bố.
Ví dụ: NSX công bố đèn LED tuổi thọ 25.000 giờ L70B50: thì có ít nhất 50% số đèn còn giữ được 70% độ sáng so với độ sáng ban đầu của đèn sau 25.000 giờ chiếu sáng.
7 - Nhãn dán kiểm định chất lượng của bên thứ ba
Mọi thứ thông số của đèn kể ra ở trên chỉ có ý nghĩa trên giấy hoặc quảng cáo nếu không có nhãn kiểm định chất lượng của bên thứ 3 (Ở Việt Nam là Quatest).